Bộ ly hợp và nguyên lý hoạt động

Cập nhật : - Lượt xem : 1454

Trên chiếc xe của bạn đương nhiên là cần một ly hợp bởi vì khi động cơ nổ máy, trục của động cơ luôn quay còn bánh xe không phải lúc nào cũng quay. Để chiếc xe dừng lại theo sự điều khiển của bạn trong khi động cơ vẫn nổ máy thì phải ngắt truyền động của động cơ xuống các bánh xe. Bánh đà, lá côn, mâm ép sẽ đứng ra đảm nhiệm vai trò này.

 

Ly hợp còn được gọi là bộ côn. Đó  là một cơ cấu được sử dụng trong một thiết bị để nối và tách hai trục quay với nhau. Trong các thiết bị này, một trong hai trục thường được một động cơ hay puly dẫn động còn trục kia lại dẫn động thiết bị khác. Bộ ly hợp bao gồm có lá cônBàn ép ly hợp (Mâm ép) có thể gắn lại với nhau quay cùng một tốc độ hoặc có thể tách riêng ra để quay với các tốc độ khác nhau. Trong ô tô, ly hợp là bộ phận trung gian nằm giữa động cơ và hộp số, như hình vẽ dưới:

 


  Nếu phân loại theo cách truyền mô men xoắn từ cốt máy đến trục của hệ thống truyền lực, chúng ta sẽ có ly hợp ma sát, ly hợp thủy lực, ly hợp nam châm điện và ly hợp liên hợp.

   Hiện nay, trên ôtô ly hợp ma sát là loại được sử dụng nhiều nhất.  Bài viết này giới thiệu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của ly hợp ma sát.

    Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ ly hợp được mô tả lần lượt theo các hình sau:

 

Cấu tạo:

  • Phần chủ động gồm các chi tiết bắt trực tiếp hoặc gián tiếp vào bánh đà của động cơ: Bánh đà, đĩa ép, vỏ ly hợp, lò xo ép
  • Phần bị động gồm các chi tiết lắp trực tiếp hoặc gián tiếp với trục bị động (trục sơ cấp của hộp số): Trục bị động, đĩa bị động (đĩa ma sát)
  • Phần dẫn động điều khiển gồm các chi tiết điều khiển ly hợp: Bạc mở, đòn mở, các chi tiết dẫn động (thủy lực, cơ khí)
  • Bộ phận tạo lực ép: Vỏ ly hợp, lò xo ép, đĩa ép

Trạng thái đóng khi chưa có lực tác động vào bàn đạp ly hợp:

  Hoạt động ở trạng thái đóng (trạng thái thường xuyên làm việc): Dưới tác dụng của lò xo ép, đĩa ép, đĩa bị động và bánh đà bị ép sát với nhau tạo nên các bề mặt làm việc. Các chi tiết này tọa thành một khối. Moomen xoắn từ trục khuỷu động cơ truyền từ bánh đà qua các về mặt ma sát truyền đến moay ơ đĩa bị động (trục sơ cấp của hộp số)

Trạng thái mở khi người lái tác động vào bàn đạp ly hợp:

 

Hoạt động ở trạng thái mở (trạng thái không thường xuyên): Người lái tác dụng lên bàn đạp ly hợp, thồng qua cơ cấu điều khiển kéo đĩa ép di chuyển ngược chiều ép của lò xo, bề mặt ma sát của bánh đà, đĩa bị động và đĩa ép được giải phóng. Phần chủ động quay theo động cơ, lực ép không còn nữa (không còn phần nối giữa phần chủ động và bị động), đĩa ma sát không truyền được mômen sẽ quay theo bánh xe chủ động. Khi nhả hoàn toàn bàn đạp ly hợp, ly hợp sẽ trở lại trạng thái đóng.

   Trạng thái đóng - mở được mô tả ở trên là trạng thái hoạt động bình thường của ly hợp. Các dấu hiệu hư hỏng thường gặp ở bộ phận ly hợp :

  • Bàn đạp ly hợp nặng hơn bình thường
  • Động cơ bị rung, giật khi nhả bàn đạp ly hợp
  • Khó vào số
  • Đĩa ly hợp nhanh mòn
  • Có tiếng kêu nhẹ khi đạp bàn đạp ly hợp

 Nếu gặp phải một trong các trường hợp trên thì chủ phương tiện nên đưa xe kiểm tra. Nếu phải thay thế phụ tùng, hãy chọn địa chỉ uy tín, chất lượng. Phụ tùng ô tô là đơn vị chuyên cung cấp sản phẩm ly hợp nhập khẩu chính hãng và hàng thay thế rất đáng tin cậy.


Các bài viết khác