Cách nhận biết Lá Côn ô tô bị mòn và cách khắc phục

 

Đĩa ly hợp (lá côn) là bộ phận quan trọng nhất của bộ ly hợp ma sát. Hư hỏng chính của nó có thể là nứt, vỡ, cong vênh, lỏng đinh tán bắt chặt các đĩa ma sát trên đĩa hoặc đinh tán bắt giữ đĩa ma sát trên moay ơ, gãy hoặc liệt lò xo giảm chấn, mòn xước mặt ma sát và mòn rãnh khớp then hoa của moay ơ. Nếu có một trong những hư hỏng đó thì ly hợp hoạt động không bình thường, có thể gây ra hiện tượng trượt trong quá trình truyền lực, rung giật hoặc không nhả hết khi ngắt nối ly hợp. Bài viết dưới đây xin chỉ ra một cách cơ bản về những dấu hiệu hư hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục ở đĩa ly hợp trong những trường hợp cụ thể:

 

Ly hợp bị trượt trong quá trình làm việc

Nguyên nhân là do hành trình bàn đạp ly hợp không đủ, cách thanh kéo bị cong hoặc kẹt khớp, lò xo ép bị gãy hoặc yếu, cần đẩy bị cong hoặc chỉnh không đều, đĩa ly hợp bị cong, vênh, mòn, chai cứng hoặc dính dầu.

 

Ly hợp rung và giật khi nối

Nguyên nhân  là do đĩa ly hợp bị dính dầu mỡ hoặc long đinh tán, kẹt đĩa ly hợp trên khớp then hoa trục sơ cấp hộp số, lò xo hoặc đĩa ép ly hợp bị vỡ…

 

Ly hợp nhã không hoàn toàn

Nguyên nhân  là hành trình tự do của bàn đạp ly hợp quá dài, đĩa ly hợp hoặc đĩa ép bị cong , vênh; đinh tán gắn ở các tấm ma sát bị cong vênh, đĩa ly hợp bị kẹt trên trục sơ cấp của hộp số

 

Ly hợp gây ồn ở trạng thái nối

Nguyên nhân là khớp then hoa bị mòn, gây rơ, lỏng; lò xo giảm chấn của đĩa ly hợp bị gãy, yếu; động cơ và hộp số không thẳng tâm.

 

Ly hợp gây ồn ở trạng thái ngắt

Nguyên nhân là do vòng bi khớp trượt bị mòn, hỏng và khô dầu, điều chỉnh cần bẩy không đúng, vòng bi gối trục sơ cấp ở đuôi trục khuỷu bị mòn, hoặc khô dầu; lò xo màng bị mòn, hỏng.

 

Bàn đạp ly hợp bị rung

Nguyên nhân là do động cơ và hộp số không thẳng tâm; bánh đà bị cong vênh hoặc lắp không đúng; vỏ ly hợp lắp lệch tâm bánh đà; cụm đĩa ép lắp không đúng tâm.

 

Đĩa ép bị mòn nhanh

Nguyên nhân là do bánh đà hoặc đĩa ép bị nứt, lò xo ép bị gãy hoặc yếu gây trượt nhiều, lái xe thường đặt chân lên bàn đạp khi không cần ngắt ly hợp.

 

Bàn đạp ly hợp nặng

Nguyên nhân là do các thanh nối không thẳng nhau và khớp của chúng bị khô dầu; bàn đạp bị cong hoặc kẹt; lò xo hồi về lắp không đúng.

 

Hệ thống thủy lực hoạt động kém

Nguyên nhân là do hỏng cupen tổng côn, chuột côn hoặc mòn lòng xy lanh gây rò rỉ dầu bơm...

 

           Sau khi kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân xảy ra hiện tượng trên, cần có biện pháp khắc phục cụ thể. Đối với trường hợp chi tiết bị cong vênh và sai lệch so với vị trí như bàn đạp, cần đẩy, vỏ ly hợp…thì cần phải nắn chỉnh lại. Đối với đinh tán, cần tán lại đinh hoặc thay thế đinh mới. Sau đo, cần kiểm tra lại độ đảo của đĩa đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật. Đối với bi T hoặc moay ơ ly hợp thì nên tra dầu. Đối với đĩa ly hợp, ta có thể nắn chỉnh  lại độ cong vênh hoặc mài phẳng, làm vệ sinh sạch sẽ bề mặt. Nếu đĩa ly hợp bị cong vênh, nứt vỡ biến dạng lớn, gãy lò xo giảm chấn hoặc mòn khớp then hoa moay ơ gây độ rơ lớn với trục sơ cấp hộp số theo chiều quay, không di chuyển dọc trục được, cần loại bỏ. Các trường hợp còn lại, nếu đã kiểm tra mà hoạt động của ly hợp vẫn chưa được cải thiện thì phải thay thế phụ tùng mới, đảm bảo cho quá trình đóng ngắt ly hợp an toàn.

(Phụ tùng ô tô Vâng)

Tìm kiếm nâng cao
Danh mục sản phẩm
Thương hiệu
TIN TỨC
QUẢNG CÁO
TRUY CẬP