Lịch sử hình thành và vai trò của hệ thống gạt nước rửa kính
Sự tồn tại của bất kì hệ thống nào đều có lí do hoặc nguyên lý của nó. Hệ thống gạt nước- rửa kính cũng có lịch sử hình thành và phát triển riêng. Nó được ra đời do những nhu cầu tất yếu của viêc muốn quan sát tầm nhìn tốt hơn mà không phải dừng xe lại để lau chùi một cách cơ học
Sự ra đời của cần gạt mưa
Sự tồn tại của bất kì hệ thống nào đều có lí do hoặc nguyên lý của nó. Hệ thống gạt nước- rửa kính cũng có lịch sử hình thành và phát triển riêng. Nó được ra đời do những nhu cầu tất yếu của viêc muốn quan sát tầm nhìn tốt hơn mà không phải dừng xe lại để lau chùi một cách cơ học. Đó vào năm 1903, khi đi trong thành phố New York, người phụ nữ mang tên Mary Anderson (1866-1953) nhận ra rằng, thỉnh thoảng, tài xế lại phải dừng xe, cầm chiếc khăn để lau hơi nước và tuyết phủ trên mặt kính. Thậm chí, bà còn trông thấy một số người chẳng buồn gạt tuyết vì lớp phủ quá dày nên thường “ló đầu” ra cửa sổ đế quan sát hướng đi. Thật bất tiện nếu thường xuyên gặp phải hoàn cảnh này. Vì thế, bà thấy cần phải tạo ra một cái gì để giúp họ không cần dừng xe mà vẫn gạt được tuyết và giữ tầm nhìn. Về nhà, Anderson thiết kế hệ thống cần gạt nước đầu tiên. Nhưng khi đưa ra ý tưởng đó, bà bỗng trở thành trò cười của người xung quanh. Họ cho rằng đó là việc của đàn ông và chẳng ai quan tâm đến sự “điên rồ” đó. Chẳng lâu sau đó, năm 1905, khi bà 39 tuổi, nước Mỹ đã trao cho bà bằng phát minh sáng chế về dụng cụ cần gạt mưa này. Đó là một minh chứng cho trí tuệ về khả năng của phụ nữ.
Mary Anderson (1866-1953) - người phát minh ra cần gạt mưa
Cơ cấu hoạt động của chổi gạt mưa này khá đơn giản. Anderson dùng 2 cần gạt gắn trên thân xe và tiếp xúc với mặt kính bằng lưỡi gạt, bên trong buồng lái được kết nối với “cơ cấu truyền động kiểu tay quay”. Khi cần người lái xe quay tay nắm đặt trong ca bin. Tuy nhiên, cần gạt chỉ thực sự được biết đến vào năm 1916 và trở thành thiết bị tiêu chuẩn cho các dòng xe ở Mỹ. Nhờ công nghệ sản xuất hàng loạt Model T của Herry Ford, ô tô trở nên gần gủi với người tiêu dùng.
Trước Anderson, có nhiều người cũng nghĩ ra được ý tưởng đó, tuy nhiên cách tạo ra vị trí lắp đặp của thiết bị lúc đó là nằm “lù lù” trên kính chắn gió, cản trở tầm nhìn của lái xe, nên khi đưa ra ý tưởng, nó bị loại ngay từ trong trứng nước vì cơ cấu truyền động phức tạp và khó quay. Với Anderson, cần gạt được thiết kế nằm dưới chân kính chân kính gió. Cơ cấu và nguyên lý hoạt động được sử dụng cho đến ngày nay.
Vai trò của hệ thống gạt nước rửa kính
Hệ thống gạt nước – rửa kính là một hệ thống đảm bảo cho người lái nhìn được rõ ràng bằng cách gạt nước mưa trên kính trước và kính sau khi trời mưa. Và hơn thế nữa, hệ thống còn có thể làm sạch bụi bẩn trên kính chắn gió phía trước nhờ thiết bị rửa kính. Vì vậy, đây là thiết bị có vai trò vô cùng cần thiết cho việc cải thiện tầm nhìn, đảm bảo sự an toàn của người lái và phương tiện tham gia khi vận hành.
Tuy nhiên, vẫn còn một số ít người chưa thực sự thấy được chức năng quan trọng của bộ phận này. Chỉ khi rơi vào trường hợp cụ thể như kính bị mờ, bụi bẩn bám nhiều và khả năng gạt mưa kém hiệu quả thì họ mới quan tâm, tìm hiểu hệ thống này. Bài viết tiếp theo sẽ giới thiệu cụ thể về "cấu tạo và nguyên nhân hư hỏng của hệ thống gạt nước rửa kính".
Cần gạt mưa bằng kim loại
- Công tắc gạt mưa rửa kính (tay gạt nước rửa kính, rửa kiếng) 2017-11-08 15:44:15
- Rơ le gạt nước rửa kính 2017-11-08 15:16:24
- Bình nước rửa kính và những điều nên biết 2017-11-08 14:43:02
- Mô tơ phun nước rửa kính 2017-11-08 13:47:43
- Cơ cấu hoạt động và nguyên nhân hư hỏng của mô tơ gạt mưa 2017-11-08 11:27:35
- 5 nguyên nhân cơ bản khiến chổi gạt mưa làm việc kém hiệu quả 2017-11-08 10:51:49
- Cấu tạo và nguyên nhân hư hỏng của hệ thống gạt nước rửa kính 2017-11-07 16:36:58