Cấu tạo và nguyên nhân hư hỏng của hệ thống gạt nước rửa kính

Cập nhật : - Lượt xem : 10584

Hệ thống gạt nước rửa kính được cấu tạo từ nhiều bộ phận. Khi một chi tiết nào đó trong hệ thống (như cần gạt, mô tơ, vòi phun, bình nước rửa kính...) bị hư hỏng thì hoạt động phun nước rửa kính dừng lại. Cấu tạo và nguyên nhân của hệ thống gạt nước rửa kính được giải thích như dưới đây.

 

Sơ lược về cấu tạo của hệ thống gạt nước rửa kính

Hệ thống gạt nước – rửa kính bao gồm các bộ phận sau:

  1. Cần gạt nước/lưỡi gạt nước
  2. Mô tơ và cơ cấu dẫn động gạt nước
  3. Vòi phun của bộ rửa kính
  4. Bình chứa nước rửa kính (có chứa motor rửa kính )
  5. Công tắc gạt nước – rửa kính (có rơ le điều khiển gạt nước)
  6. Cần gạt nước phía sau/lưỡi gạt nước phía sau
  7. Mô tơ gạt nước phía sau
  8. Relay điều khiển bộ gạt nước phía sau
  9. Bộ điều khiển gạt nước (ECU J/B pECU J/B phía hành khách)
  10. Cảm biến mưa


Hình 1: Hệ thống gạt nươc rửa kính thường

 

 

 

Hình 2: Hệ thống gạt nước rửa kính tự động

 

Những hư hỏng thường gặp ở hệ thống gạt nước rửa kính

 

Lưỡi cao su bị mòn

    Do cần gạt và lưỡi gạt được lắp đặt bên ngoài, dụng cụ chịu tác động lớn của môi trường tự nhiên, đặc biệt với nền nhiệt khí hậu Việt Nam nhiệt đới gió mùa mưa nhiều. Vì thế, lưỡi cao su có thể nhanh bào mòn do hoạt động nhiều, chịu nhiệt của ánh nắng mặt trời hoặc có thể bị chai cứng do phải gạt quá nhiều bụi bẩn. Theo lời khuyên  của các nhà sản xuất  thì nên thay chổi gạt sau 6 tháng đến 1 năm sử dụng tùy thuộc vào điều kiện hoạt động của xe. Người sử dụng nên lựa chọn những loại chổi gạt mưa chính hãng hoặc có thương hiệu chứ không nên ham rẻ mà thay thế những loại trôi nổi trên thị trường.

 

Thanh gạt bị cong

Thanh gạt là chi tiết lặp vào lưỡi gạt. Thanh gạt theo thời gian sử dụng có thể bị cong, vênh khiến cho chổi gạt không khít với kính chắn gió, làm cho hoạt động gạt nước kém. Ngoài ra, khớp nối dưới thanh gạt bị mòn không giữ chặt được cần gạt gây nên hiện tượng rơ, lắc và không về đúng vị trí ban đầu.

 

Cháy mô tơ

Hệ thống gạt nước rửa kính có 2 loại mô tơ: mô tơ gạt nước nằm ở vị trí gần với chổi gạt, điều khiển cần gạt nước và mô tơ phun nước rửa kính đặt trong bình nước rửa kính. Nếu mô tơ bị ngừng hoạt động hoặc hoạt động không trơn tru, việc  phun nước rửa kính không diễn ra. Khi đó, thay thế mô tơ là điều cần làm để đảm bảo cho hệ thống hoạt động tốt hơn.

 

Vòi phun nước bị tắc

  Việc chúng ta ít chú ý vệ sinh đến bình nước rửa kính có thể làm tắc vòi phun do hệ thống đường dẫn có nhiều bụi bẩn lẫn tạp chất đọng lại khiến vòi phun bị tắc. Do đó, ta cần thường xuyên kiểm tra đường ống dẫn nước rửa kính để sớm khắc phục trường hợp ống cao su  bị đứt do chuột cắn, nứt vỡ do lão hóa

 

Bình nước rửa kính bị nứt vỡ

  Bình nước rửa kính theo thời gian sử dụng và khả năng chịu tác động của môi trường làm việc của khoang động cơ nên có thể bị nứt, vỡ khiến cho lượng nước dự trữ bị thiếu, không đưa lên được vòi phun. Bên cạnh đó, việc chọn lọc nước rửa kính kém chất lượng có thể khiến cho lưỡi gạt, cần gạt nhanh bị mài mòn, hư hỏng

 

Phụ tùng ô tô Vâng chuyên cung cấp đầy đủ các sản phẩm thay thế trong hệ thống gạt nước rửa kính như chổi gạt mưa, lưỡi cao su, mô tơ phun nước rửa kính, mô tơ gạt mưa, công tắc điều khiển gạt mưa, rơ le gạt mưa, bình nước rửa kính..Với mọi dòng xe hiện nay như TOYOTA, MAZDA, FORD, HUYNDAI, KIA…,kho hàng  chúng tôi luôn sẵn có để đáp ứng nhu cầu của khách.

 

 ( Xem thêm bài viết  Lịch sử hình thành và vai trò của hệ thống gạt nước rửa kính )


Các bài viết khác